Chia sẻ bạn Ung thư phổi có lây không?

Ung thư phổi là căn bệnh về sự nhân lên không kiểm soát của các tế bào bất thường (tế bào ác tính), gần đây chúng tôi nhận được rất nhiều câu hỏi về “bệnh ung thư phổi có lây không?” bài viết dưới đây chúng tôi sẽ giải đáp rõ ràng những thắc mắc đó, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu nhé!
1. Một vài thông tin khái quát về bệnh ung thư phổi?
Ung thư phổi xảy ra khi các tế bào trong phổi thay đổi (đột biến) chúng phát triển không kiểm soát và tụ lại với nhau tạo thành một khối u, tế bào phổi thường xuyên thay đổi bởi chúng tiếp xúc với các hóa chất nguy hiểm mà chúng ta hít thở.

Không giống như các tế bào bình thường, các tế bào ung thư phát triển không theo bất cứ một quy luật nào cả cũng như không chịu sự kiểm soát bởi các tế bào trong cơ thể, phá hủy các mô phổi khỏe mạnh xung quanh chúng.
Những loại khối u này là u ác tính chúng sẽ lây lan rộng tới nhiều bộ phận khác của cơ thể khiến các cơ quan bị phá hủy khiến cơ thể không thể hoạt động bình thường. Các triệu chứng ung thư phổi thường không xuất hiện cho đến khi ung thư đã di căn sang các bộ phận khác của cơ thể. Lúc này, việc điều trị ung thư phổi đã khó hơn.
2. Giải đáp thắc mắc ung thư phổi có lây không?
Ung thư không phải là một căn bệnh truyền nhiễm, chỉ có thể di căn sang các bộ phận khác trên cơ thể chứ không thể lây từ người này sang người khác. Chưa có bất cứ chứng minh nào cho thấy tiếp xúc gần gũi như quan hệ tình dục – hôn – chạm – dùng chung bữa ăn v.v đều không thể làm truyền nhiễm bệnh ung thư.
Bởi vậy nếu bạn thắc mắc ung thư “Mắc bệnh ung thư phổi có lây không?” Câu trả lời dành cho bạn là KHÔNG
3. Một vài trường hợp gây ra thắc mắc ung thư phổi lây không?
Mặc dù không lây trực tiếp từ người sang người, xong một vài những trường hợp dưới đây có thể là nguyên nhân chính gây nên những suy nghĩ sai lầm là dẫn tới thắc mắc “Bệnh ung thư phổi có lây không?”:
3.1. Nhiễm trùng làm tăng nguy cơ
Mặc dù ung thư phổi không lây nhiễm nhưng có một số loại vi trùng có thể đóng vai trò trong sự phát triển của ung thư phổi. Các loại nhiễm trùng gây nên tình trạng ung thư gia tăng có thể là vi rút (như HPV, viêm gan B, viêm gan C, EBV), vi khuẩn và ký sinh trùng.
3.2. Ung thư di truyền
Theo nghiên cứu ung thư di truyền có thể xảy ra phổ biến ở những gia đình có tiền sử người mắc bệnh ung thư, điều này không có nghĩa là các thành viên trong gia đình đã lây truyền nhiễm ung thư cho nhau. Lý do cho điều này bao gồm:

- Các thành viên trong gia đình có chung bộ mã gen
- Lối sống trong gia đình không lành mạnh (ví dụ như ăn kiêng và hút thuốc), bạn ăn bao nhiêu thực phẩm không đảm bảo, chế độ sinh hoạt không phù hợp
- Các thành viên trong gia đình cùng tiếp xúc trong môi trường chứa các tác nhân gây bệnh ung thư.
3.4. Chuyển giao ung thư phổi trong quá trình cấy ghép nội tạng
Tình huống duy nhất mà ung thư có thể lây lan từ người này sang người khác là trong trường hợp cấy ghép nội tạng hoặc mô. Một người nhận nội tạng hoặc mô từ người hiến tặng đã từng bị ung thư trong quá khứ có thể tăng nguy cơ phát triển ung thư liên quan đến cấy ghép trong tương lai.
Những người được cấy ghép nội tạng phải dùng thuốc để làm suy yếu hệ thống miễn dịch của họ để cơ thể của họ không tấn công và phá hủy cơ quan được cấy ghép. Tuy nhiên nguy cơ chuyển giao ung thư phổi trong quá trình cấy ghép nội tạng cực kỳ thấp – khoảng hai trường hợp ung thư trên 10.000 ca cấy ghép. Các bác sĩ tránh sử dụng nội tạng hoặc mô từ những người hiến tặng có tiền sử ung thư.
4. Làm sao phát hiện ra mình có bị ung thư phổi hay không?
Chắc hẳn bạn đã có cho mình câu trả lời “ung thư phổi có lây không?” cũng như một vài trường hợp khiến bạn suy nghĩ sai lầm rằng ung thư phổi là căn bệnh có khả năng lây nhiễm.
Trong giai đoạn 1 của bệnh ung thư phổi, người bệnh sẽ khó phát hiện ra các triệu chứng nào và rất khó phán đoán liệu bản thân đã bị mắc ung thư hay chưa.
Tuy nhiên dưới đây chúng tôi sẽ giới thiệu những triệu chứng chính của ung thư phổi và một vài cách phát hiện ra ung thư sớm để việc điều trị trở nên dễ dàng cũng như kéo dài tuổi thọ.
4.2 Các triệu chứng phổ biến thường gặp ở ung thư phổi
Tuy trong thời gian đầu khi các tế bào ung thư chưa xâm lấn rất khó để phát hiện ra những biểu hiện của căn bệnh này, nhưng chỉ cần quan sát, theo dõi bản thân sát sao hơn sẽ phát hiện ra những triệu chứng sau:
- Ho liên tục mà không mất đi sau 2 hoặc 3 tuần
- Tình trạng ho lâu ngày trở nên tồi tệ hơn
- Nhiễm trùng ngực tiếp tục tái phát
- Ho ra máu
- Đau hoặc nhói khi thở hoặc ho
- Khó thở dai dẳng
- Mệt mỏi dai dẳng hoặc thiếu năng lượng
- Chán ăn hoặc sụt cân không rõ nguyên nhân
Nếu có bất kỳ dấu hiệu nào trong số này, bạn nên đến gặp bác sĩ đa khoa.
4.1 Thực hiện tầm soát kiểm tra ung thư
Việc thực hiện tầm soát kiểm tra ung thư sẽ giúp phát hiện ra những triệu chứng ung thư phổi sớm nhất, tầm soát kiểm tra sẽ thông qua các xét nghiệm máu, nước tiểu hoặc có thể qua hình ảnh để phát hiện các mầm mống tế bào đột biến sớm nhất.
Trên đây là những thông tin cũng như trả lời cho câu hỏi ung thư phổi có lây không, mong rằng qua bài viết này bạn đọc đã tìm được cho mình một câu trả lời phù hợp. Cảm ơn bạn đọc đã quan tâm theo dõi bài viết của chúng tôi, mọi thắc mắc vui lòng liên hệ để nhận được sự tư vấn nhanh chóng nhất nhé!
BÀI VIẾT LIÊN QUAN:
Bạn đã biết: Ung thư khoang miệng sống được bao lâu?
Tìm hiểu ung thư vú sống được bao lâu
Mắc U tuyến giáp kiêng ăn gì để điều trị bệnh nhanh chóng
Categories: Tin sức khỏe, Tin tức Fucoidan, Tin ung thư,Tags:
Bình luận